Các phong cách thiết kế kiến trúc hot nhất 2025

Đăng bởi Dương Minh vào lúc 03/05/2025

Khi xây dựng ngôi nhà trong mơ của mình, gia chủ thường không chỉ muốn một ngôi nhà đẹp mà còn là một công trình kiến trúc bền vững, hợp thời và thể hiện được cá tinh riêng của mình. Năm 2025 chứng kiến sự lên ngôi của nhiều phong cách thiết kế kiến trúc độc đáo và ấn tượng. Hãy cùng Diamond Housing khám phá những phong cách thiết kế kiến trúc hot nhất đang làm mưa làm gió trong giới kiến trúc nhà ở hiện nay!

Phong cách thiết kế kiến trúc quyết định cả thẩm mỹ và công năng của công trình  

1. Phong cách thiết kế kiến trúc hiện đại (Modern) 

Phong cách hiện đại là một trong những phong cách thiết kế kiến trúc hot nhất 2025, thường tập trung vào sự tối giản và chức năng. Kiến trúc thường có các hình khối đơn giản, rõ ràng và các đường nét sạch sẽ. Mặt tiền của các công trình thường sử dụng vật liệu như kính, thép và bê tông, giúp tạo ra cảm giác không gian mở và thông thoáng. Các cửa sổ lớn và mặt tiền rộng với lớp kính giúp tối đa hóa ánh sáng tự nhiên và kết nối nội thất với môi trường xung quanh. Đây là phong cách thiết kế kiến trúc nhà phố được ứng dụng rất nhiều vì tính thẩm mỹ và dễ dàng sắp xếp công năng. 

Phong cách hiện đại được ứng dụng rất nhiều với nhà phố 

Ưu điểm:

  • Tạo ra không gian sống rộng rãi và hiện đại, dễ dàng tích hợp với các yếu tố cảnh quan bên ngoài.
  • Đây là phong cách thiết kế kiến trúc nhà phố rất phổ biến, phù hợp với các khu đô thị, nhà phố và khu vực có không gian hạn chế.
  • Chi phí hợp lý, không gian sử dụng linh hoạt và tối ưu công năng tốt 

Nhược điểm: 

  • Nếu thiết kế không tối ưu có thể tạo cảm giác thiếu ấm cúng 
  • Yêu cầu cao về mặt kỹ thuật và thi công 

2. Phong cách thiết kế kiến trúc Tân cổ (Neoclassical) 

Phong cách tân cổ điển là phong cách thiết kế kiến trúc kết hợp giữa yếu tố cổ điển và hiện đại. Kiến trúc thường có các yếu tố như cột trụ, chi tiết hoa văn phức tạp, và các đường nét trang trí tinh xảo. Mặt tiền thường được trang trí bằng các cột đá, tường dày và các chi tiết phào chỉ cầu kỳ, mang lại vẻ đẹp sang trọng và đẳng cấp.

Ưu điểm:

  • Tạo nên vẻ đẹp trường tồn và thanh thoát, phù hợp với các công trình lớn như biệt thự và dinh thự.
  • Mang đến cảm giác cổ kính nhưng vẫn hòa hợp với sự hiện đại.
  • Vừa mang nét thẩm mỹ của kiến trúc cổ điển, vừa tối ưu công năng của phong cách hiện đại 

Phong cách tân cổ độc đáo 

Nhược điểm: 

  • Thường yêu cầu mặt bằng khá lớn để thiết kế và thi công, không phù hợp với nhà phố có mặt bằng hạn chế
  • Chi phí thi công cao cũng như vật liệu được lựa chọn cũng thường có giá thành cao hơn 

3. Phong cách thiết kế kiến trúc Vintage 

Phong cách vintage thường mang đậm ảnh hưởng của các thập niên trước với các yếu tố kiến trúc như mái ngói lợp bằng gạch cũ, cửa sổ nhỏ và các chi tiết trang trí cổ điển như cửa gỗ với hoa văn chạm trổ. Mặt tiền thường có màu sắc ấm áp và các yếu tố trang trí như hoa văn đá và gạch.

Ưu điểm:

  • Tạo nên vẻ đẹp hoài cổ và lôi cuốn, phù hợp với các công trình nhỏ và vừa, tạo ra không gian sống gần gũi và dễ chịu.
  • Chi phí thiết kế thi công hợp lý
  • Công trình bền vững, thân thiện với môi trường 

Một ngôi nhà với kiến trúc Vintage

Nhược điểm: 

  • Khó khăn trong việc lựa chọn nội thất 
  • Có thể mang lại cảm giác cũ kỹ, lỗi thời nếu không được thực hiện tinh tế
  • Hạn chế về công năng và tiện nghi hiện đại 

4. Phong cách thiết kế kiến trúc Scandinavian 

Phong cách Scandinavian nổi bật với sự đơn giản và tinh tế trong kiến trúc. Các công trình thường có mặt tiền màu trắng hoặc các tông màu sáng, với cửa sổ lớn và mái dốc nhẹ. Vật liệu chủ yếu là gỗ và các vật liệu tự nhiên khác, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Đây là phong cách kiến trúc cho các công trình ven biển thường được sử dụng vì tính bền vững của vật liệu. 

Ưu điểm:

  • Mang lại không gian sống nhẹ nhàng và thoải mái, phù hợp với các khu vực đô thị hiện đại và các căn hộ chung cư, các căn hộ nghỉ dưỡng.
  • Tối đa hóa ánh sáng tự nhiên và tạo ra sự kết nối với môi trường xung quanh.
  • Phong cách kiến trúc cho các công trình ven biển 

Phong cách Scandinavian 

Nhược điểm: 

  • Đòi hỏi sự tỉ mỉ trong lựa chọn đồ nội thất và trang trí
  • Chi phí cho đồ nội thất gỗ tự nhiên có thể cao hơn 

5. Phong cách thiết kế kiến trúc Đương đại (Contemporary) 

Phong cách đương đại thường thay đổi theo xu hướng hiện tại và sử dụng các vật liệu mới lạ như kính lớn, kim loại và bê tông. Mặt tiền có thể bao gồm các yếu tố thiết kế sáng tạo và các cấu trúc không đối xứng, tạo ra vẻ ngoài độc đáo và hiện đại. 

Phong cách kiến trúc Đương đại 

Ưu điểm:

  • Phù hợp với các dự án nhà ở mới, nơi có thể thể hiện cá tính và phong cách hiện tại của chủ sở hữu.
  • Thích hợp cho những ai yêu thích sự đổi mới và sáng tạo trong thiết kế kiến trúc.

Nhược điểm: 

  • Đôi khi dễ bị lỗi thời do phong cách này luôn thay đổi và cập nhật xu hướng mới 
  • Thiếu đi tính bền vững về mặt phong cách

6. Phong cách thiết kế kiến trúc Địa Trung hải (Mediterranean) 

Phong cách Địa Trung Hải thường có mái ngói đỏ, tường sơn trắng và các chi tiết trang trí màu sắc tươi sáng như xanh biển và vàng nhạt. Các công trình thường có các yếu tố như cổng vòm, ban công rộng và sân vườn xanh mát. Đây là một trong những phong cách thiết kế kiến trúc biệt thự nghỉ dưỡng được ứng dụng phổ biến. 

Ưu điểm:

  • Tạo không gian sống tươi mới và thoải mái, phù hợp với các ngôi nhà lớn và biệt thự có sân vườn rộng. 
  • Là phong cách thiết kế kiến trúc biệt thự nghỉ dưỡng phù hợp để triển khai thi công 
  • Mang lại cảm giác của sự thư giãn và hòa hợp với môi trường xung quanh.

Phong cách kiến trúc Địa Trung Hải 

Nhược điểm: 

  • Chi phí thi công cao, khó khăn khi tìm kiếm vật liệu nội thất 
  • Yêu cầu diện tích xây dựng tương đối lớn 

7. Phong cách thiết kế kiến trúc Nhật Bản 

Phong cách Nhật Bản nổi bật với sự tối giản trong kiến trúc, sử dụng các yếu tố tự nhiên như gỗ và đá. Mặt tiền thường có các thiết kế đơn giản với cửa sổ trượt và mái dốc nhẹ. Các công trình thường có sân vườn nhỏ và các yếu tố tự nhiên khác để tạo cảm giác thư giãn và hòa hợp. Ngày nay, phong cách kiến trúc này cũng đã được hiện đại hóa rất nhiều để phù hợp với công năng sử dụng của công trình. 

Phong cách kiến trúc Nhật Bản 

Ưu điểm:

  • Mang lại cảm giác bình yên và thanh tịnh, phù hợp với các khu vực đô thị và các không gian nhỏ.
  • Tạo ra một môi trường sống hòa hợp với thiên nhiên.

Nhược điểm: 

  • Sử dụng vật liệu tự nhiên có thể tốn kém và đòi hỏi bảo trì tốt 
  • Thiếu sự đa dạng về màu sắc

Mỗi phong cách thiết kế kiến trúc thường có những ưu nhược điểm riêng, phù hợp với từng loại mặt bằng riêng đồng thời cũng có chi phí hoàn thiện khác nhau. Vì vậy, để có công trình hoàn hảo nhất cho mình, gia chủ nên thuê kiến trúc sư hoặc các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp để không chỉ đưa ra các giải pháp thiết kế tốt nhất mà còn tối ưu hóa bài toán chi phí của gia đình. 

 

 

 

Facebook DIVI Homedesign Zalo DIVI Homedesign
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

DIVI Homedesign