Không gian mở trong kiến trúc - Xu hướng thiết kế không thể bỏ qua

Đăng bởi Dương Minh vào lúc 03/05/2025

Không gian mở trong kiến trúc đang trở thành một trong những xu hướng thiết kế rất được chú trọng bởi sự tiện nghi, lưu thông không khí rất tốt, từ đó giúp không gian sống thêm thoáng mát và rộng rãi hơn. Tuy nhiên, không phải công trình nào cũng có thể áp dụng không gian mở. Cùng các kiến trúc sư của Diamond Housing tìm hiểu các lưu ý quan trọng nhất khi thiết kế không gian mở cho công trình của mình. 

Không gian mở trong kiến trúc - xu hướng thiết kế ngày càng trở nên phổ biến 

1. Không gian mở trong kiến trúc là gì? 

Trước đây, những ngôi nhà được xây dựng theo kiểu mỗi phòng sẽ phục vụ cho một nhu cầu riêng biệt. Phòng ngủ chính tách biệt, phòng khách dùng để tiếp khách hay để giải trí cũng vậy. Tuy nhiên, diện tích phòng sử dùng ngày càng ít đi, các chủ nhà dần dần tìm biện pháp để thay thế cách xử trí này. Vì vậy, ý tưởng về không gian mở ra đời. 

Thuật ngữ “không gian  mở” thực sự có ý nghĩa là rỡ bỏ mọi ranh giới trong ngôi nhà. Cấu trúc này sẽ hoàn toàn không sử dụng đến những bức tường hay vách ngăn, khiến không gian thoáng, “mở” hơn, và trở thành giải pháp tối ưu cho những ngôi nhà nhỏ.

Một không gian mở đặc trưng

Như vậy, không gian mở trong kiến trúc là thiết kế kiến trúc và nội thất hạn chế tối đa các vách ngăn, kín và phòng nhỏ mà thay vào đó là sẽ kết hợp các phòng này lại với nhau thành một không gian sinh hoạt chung. Cũng có cách hiểu khác không gian mở là hướng ra bên ngoài, đón ánh nắng, gió trời và hòa mình với thiên nhiên.

2. Lịch sử không gian mở trong kiến trúc 

Trước Thế chiến 2, hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng sơ đồ mặt bằng đơn giản, trong đó hành lang chính sẽ mở lối vào các phòng nhánh phục vụ các mục đích khác nhau. Vị trí của nhà bếp thường ở phía sau của nhà, vì vậy nó không được sự dụng cho mục đích giao tiếp xã hội. Một chiếc cửa phụ sẽ được lắp đặt bên ngoài nhà bếp để giao thức ăn hoặc làm lối vào cho công nhân. 

Trong những năm hậu chiến, không gian sàn mở mới bắt đầu thực sự có tác dụng. Một không gian mở sẽ cung cấp tính linh hoạt trong phong cách, và nhà bếp thường là nơi được áp dụng đầu tiên. Một trong những lợi ích trước mắt của việc này là bạn có thể để mắt đến trẻ nhỏ trong khi đang chuẩn bị hay dọn dẹp bữa ăn. Trong những năm 1990, không gian mở gần như trở thành tiêu chuẩn của những ngôi nhà mới.

Ngày nay, không gian mở trở thành một trong những xu hướng thiết kế kiến trúc quan trọng. Với các loại hình mặt bằng có diện tích khiêm tốn như nhà phố, ứng dụng không gian mở trong kiến trúc lại càng quan trọng trong việc tạo ra không gian sinh hoạt thoải mái cho gia chủ. 

3. Các khu vực có thể ứng dụng không gian mở 

  • Nhà bếp và phòng ăn: Đây là một không gian chung, khu vực có thể ứng dụng không gian mở, cũng có chung khu vực tiếp khách và ăn uống. Đảo bếp hoặc bán đảo thường đóng vai trò như một ranh giới phân chia ở cả hai nơi. 
  • Phòng ăn và phòng khách: Một khu vực có thể ứng dụng không gian mở  khác là phòng ăn và phòng khách, có thể kết nối với nhau khi ứng dụng không gian mở trong kiến trúc, thường có thể phân cách bằng cầu thang, hệ thống rèm,... 

Phòng ăn và phòng khách được kết nối với nhau 

  • Nhà bếp / phòng ăn / phòng khách: Cả ba khu vực này đều có thể liên kết với nhau để tạo ra một không gian mở chung. 

4. Ưu nhược điểm của không gian mở trong kiến trúc 

4.1. Ưu điểm của không gian mở 

  • Tạo lưu thông không khí tốt cho ngôi nhà: Ưu điểm của không gian mở quan trọng nhất chính là giúp các khu vực ngôi nhà trở nên thoáng đãng hơn khi có thể đón nhận ánh sáng và gió trời trực tiếp mà không bị cản trở bởi vách ngăn nào.
  • Tiết kiệm chi phí hiệu quả khi loại bỏ những bức tường hoặc vách ngăn.
  • Không gian mở phù hợp với diện tích vừa và nhỏ, do đó phong cách thiết kế này được sử dụng nhiều ở chung cư, nhà ống,…
  • Tăng sự kết nối: Thiết kế không gian mở giúp tăng tính kết nối giữa các thành viên trong gia đình.

Không gian mở mang lại sự thông thoáng cho gia chủ 

4.2. Nhược điểm của không gian mở 

  • Thiếu sự riêng tư: Nhược điểm của không gian mở là thiếu sự riêng tư. Thiết kế không gian mở là khi các phòng nối liền với nhau đồng nghĩa sẽ ảnh hưởng đến tính riêng tư.
  • Bố trí nội thất không phù hợp sẽ thếu sự đồng nhất và trở nên lộn xộn hơn và thiếu thẩm mỹ cho ngôi nhà.

5. Lưu ý khi thiết kế không gian mở trong kiến trúc 

Thiết kế và trang trí nội thất đối với không gian mở rất quan trọng bởi điều này giúp không gian ngôi nhà trở nên hài hòa và đồng nhất. Chính vì vậy, gia chủ cần quan tâm tới các lưu ý khi thiết kế không gian mở như: 

  • Sử dụng tông màu có sự tương đồng với nhau, qua đó giúp ngôi nhà hiện đại và sang trọng hơn cũng như giúp cho sự liền mạch của không gian được duy trì.

Sử dụng các tone màu đồng nhất mang tới lợi ích thẩm mỹ 

  • Lựa chọn các món đồ nội thất cần phù hợp với diện tích của ngôi nhà. Đối với ngôi nhà có diện tích nhỏ, gia chủ có thể sử dụng nội thất thiết kế đơn giản hoặc ưu tiên sử dụng thiết bị nội thất đa chức năng để tiết kiệm không gian. Ngoài ra, để tạo điểm nhấn cho từng không gian bằng cách sử dụng thảm trải sàn, màu sơn,…
  • Bố trí nội thất hợp lý và khoa học giúp việc sử dụng

Đối với nhà phố, không gian mở rất quan trọng trong việc tạo ra tính kết nối các không gian của căn nhà cũng như mở rộng diện tích sử dụng. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp gia chủ cân nhắc và lựa chọn kết hợp hiệu quả các không gian mở trong công trình của mình để tối ưu công năng một cách tốt nhất. 

 

 

Facebook DIVI Homedesign Zalo DIVI Homedesign
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

DIVI Homedesign