Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng muốn sống trong một không gian rộng rãi, thông thoáng và đầy ánh sáng tự nhiên. Với nhà phố, nhà ống hay nhà liền kề, việc thiết kế cửa sổ để tạo độ thoáng mát cho không gian cần được tính toán kỹ lưỡng do đặc thù mặt bằng hẹp, nhà liền kề nhau. Trong bài viết này, đội ngũ kiến trúc sư của Diamond Housing sẽ giúp bạn lưu lại các lưu ý khi thiết kế cửa sổ nhà phố quan trọng nhất.
Bố trí cửa sổ nhà phố
Vị trí và hướng mở cửa sổ
Ngoài cửa ra vào thì cửa sổ chính là mối liên kết đặc biệt quan trọng giữa không gian sinh hoạt bên trong ngôi nhà và khu vực thiên nhiên bên ngoài. Chính vì thế, lưu ý khi thiết kế cửa sổ nhà phố, vị trí và hướng mở cửa sổ sẽ tác động rất lớn đến tính thẩm mỹ và sự lưu thông không khí trong nhà.
Gia chủ cần tính toán kỹ lưỡng dựa trên đặc điểm của ngôi nhà. Nhất là với thiết kế nhà phố dạng phân lô sát nhau thì càng khó khăn hơn để thiết kế cửa sổ bên hông nhà. Khi đó, gia chủ cần chú trọng vào thiết kế các ô cửa sổ lớn phía trước mặt tiền và sau nhà. Đồng thời, bố trí thêm các cửa sổ hướng ra hành lang hay giếng trời cho từng không gian cụ thể như phòng ngủ hay phòng bếp.
Cửa sổ bố trí xung quanh nhà
Nên mở cửa sổ hướng đông nam giúp ngôi nhà ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè, hoặc có thể tham khảo thêm hướng nam, đông và bắc tùy thuộc vào hướng của ngôi nhà. Tuy nhiên, gia chủ cần tránh mở cửa sổ hướng tây, bởi đây là hướng ánh sáng mặt trời rọi trực tiếp khiến ngôi nhà ống đã hẹp càng trở nên bức bối và nóng hơn.
Lưu ý khi thiết kế cửa sổ nhà phố: Chọn kích thước cửa sổ phù hợp
Một lưu ý khi thiết kế cửa sổ nhà phố không kém phần quan trọng để có được những khung cửa sổ như ý là cần chú ý lựa chọn kích thước cửa phù hợp với tổng thể ngôi nhà. Cửa sổ quá nhỏ sẽ làm mất sự cân đối không gian, khó đón được lượng ánh sáng và không khí cần thiết, đồng thời, còn hạn chế tầm nhìn và sự kết nối với thiên nhiên bên ngoài nhà.
Kích thước cửa sổ cần phù hợp với thiết kế nhà
Cửa sổ quá lớn sẽ làm choáng hết phần diện tích mặt tường, gây nhiều loạn trường khí và việc trang trí cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cần căn cứ vào diện tích mặt tường của ngôi nhà để cân đối kích thước cửa sổ phù hợp, nhất là với cửa sổ nhà phố thường chỉ thiết kế phía trước mặt tiền và hông nhà. Khi thiết kế, gia chủ nên cần chọn kích thước cửa đủ lớn những cân đối với ngôi nhà để đảm bảo vẻ đẹp mỹ quan và tạo sự thông thoáng tối đa cho không gian sinh hoạt trong nhà.
Số lượng cửa sổ
Lưu ý khi thiết kế cửa sổ nhà phố, tùy thuộc vào diện tích và đặc điểm mặt bằng thực tế của nhà mà gia chủ có thể quyết định số lượng cửa sổ hợp lý. Không gian nhà ống thường bố trí được ít cửa sổ hơn các mẫu nhà khác. Tuy nhiên, gia chủ cũng cần lựa chọn số lượng cửa đủ để đảm bảo sự lưu thông không khí và lấy được lượng ánh sáng cần thiết cho ngôi nhà.
Một ngôi nhà có nhiều cửa sổ
Quá nhiều cửa sổ có thể làm mất cân bằng các luồng khí lưu thông, khiến người ở có cảm giác bất an, khó có thể tạo sự thoải mái, thư thái. Ngược lại, nếu số lượng cửa quá ít thì sẽ khiến ngôi nhà bị tối và bí bách. Đồng thời, luồng sinh khí mới không được lưu thông sẽ khiến người trong nhà tâm trạng ngột ngạt, ức chế làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lựa chọn loại cửa sổ phù hợp
1. Lưu ý khi thiết kế cửa sổ nhà phố: Chức năng sử dụng hợp lý
- Cửa lấy sáng: thường được thiết kế từ chất liệu kính giúp ánh sáng xuyên qua dễ dàng giúp lấy được lượng ánh sáng tối đa cho ngôi nhà. Đây là mẫu cửa được các gia chủ đặc biệt yêu thích cho không gian nhà ống bởi nó có thể giúp ngôi nhà luôn thoáng sáng và rộng rãi hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng loại cửa này gia chủ cũng cần chú ý thêm rèm để điều chỉnh độ sáng theo nhu cầu và đảm bảo sự riêng tư cần thiết
Cửa sổ lấy sáng
- Cửa ngăn sáng: Là mẫu cửa làm từ chất liệu như gỗ, kim loại, nhựa được thiết kế kín. Phù hợp với các khoảng tưởng hướng đông hoặc hướng tây thưởng bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Vì vậy, mẫu cửa này chính là mẫu cửa sổ nhà ống tối ưu thường được sử dụng có cửa phía mặt tiền và lưng nhà, giúp hạn chế bớt ảnh hưởng của ánh sáng gay gắt vào nhà.
2. Lựa chọn loại cửa sổ phù hợp theo cấu tạo
- Cửa trượt: được thiết kế với cấu tạo hai cánh song song nên chỉ sử dụng hệ phụ kiện đơn giản vì vậy giá thành khá tối ưu. Đồng thời, cửa trượt không tốn không gian mở nên có thể ứng dụng cho để thiết kế cửa bên hông nhà ống giúp tạo sự thông thoáng.
Cửa sổ trượt
- Cửa cánh mở: là mẫu cửa truyền thống và phổ biến nhất được thiết kế với bản lề cố định và phần cánh mở rộng sang hai bên. Giúp tạo tầm nhìn mở rộng tối đa và lấy được lượng ánh sáng và gió tự nhiên nhiều nhất cho căn nhà, thường được sử dụng cho phần cửa phía mặt tiền của các ngôi nhà ống
- Cửa cố định: hay còn gọi là vách cố định, đây là loại cửa với kích thước lớn thường sử dụng chất liệu kính để tạo tầm nhìn và lấy ánh sáng. Nhưng được thiết kế cố định để đảm bảo an toàn, thường được ứng dụng cho phần cửa ở các tầng trên cao
- Cửa xoay trục giữa cánh: được phân thành 2 loại là trục đứng và trục ngang. Trong đó, trục đứng được ứng dụng nhiều bởi sự tiện dụng và khả năng thông gió tốt phù hợp với những ngôi nhà ống phong cách hiện đại.
Cửa xoay trục giữa cánh
Lưu ý khi thiết kế cửa sổ nhà phố: Yếu tố phong thủy
Lưu ý khi thiết kế cửa sổ nhà phố cũng cần chú ý đến yếu tố phong thủy, để mang lại may mắn, tài lộc và sức khỏe cho cả gia đình.
- Tránh thiết kế cửa sổ cánh mở vào trong vì theo phong thủy như vậy sẽ gây bất lợi cho đường công danh sự nghiệp của gia chủ
- Tránh cửa sổ đối diện với cửa ra vào, vì như vậy các nguồn năng lượng tốt đi vào cửa chính sẽ bị hút ra ngoài qua cửa sổ theo đường thẳng. Gây tiêu tán tiền tài, danh vọng của gia chủ. Do đó, nếu không tìm được phương án khác thì cần hóa giải bằng cách treo rèm, vách ngăn hay chậu cây cảnh để giữ lại vượng khí cho ngôi nhà
- Không bố trí cửa sổ đối diện với đường đi lớn chọc thẳng vào hướng cửa. Bởi như vậy sẽ gây cảm giác bất an, ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ
- Nên xem tuổi và mệnh của gia chủ để bố trí hướng cửa phù hợp giúp mang lại thịnh vượng, may mắn cho cả gia đình
Hy vọng rằng qua bài viết này, gia chủ đã có thể lựa chọn được thiết kế cửa sổ phù hợp cho công trình của mình, từ đó có không gian số thoải mái, dễ chịu và phù hợp với nhu cầu của gia đình.