Phá dỡ nhà cũ thế nào để an toàn và đúng quy định?

Đăng bởi Dương Minh vào lúc 22/02/2025

Trước khi bắt đầu xây dựng một công trình mới, thường giai đoạn phá dỡ công trình cũ sẽ gây ra nhiều phiền toái. Giai đoạn này thường phải xử lý phế liệu và các lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn cũng như quy định của pháp luật. Vậy phá dỡ nhà cũ như thế nào để đảm bảo an toàn, đúng quy trình của pháp luật và nhanh chóng nhất? Cùng Diamond Housing tìm hiểu ngay sau đây. 

Phá dỡ nhà cũ - Quy trình quan trọng cần gia chủ thực hiện đúng quy định pháp luật 

Các quy định pháp luật khi phá dỡ nhà cũ 

Yêu cầu khi phá dỡ nhà ở theo Luật Nhà ở 2023 

 

Căn cứ theo quy định pháp luật khi phá dỡ nhà cũ tại Điều 138 Luật Nhà ở 2023, khi phá dỡ nhà cũ phải lưu ý những yêu cầu sau:

  • Phải di chuyển người và tài sản ra khỏi khu vực phá dỡ.
  • Phải có biển báo và giải pháp cách ly với khu vực xung quanh.
  • Bảo đảm an toàn cho người, tài sản, công trình xung quanh, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thuộc trường hợp không bị phá dỡ và bảo đảm vệ sinh, môi trường theo quy định của pháp luật.
  • Đối với trường hợp phải có phương án phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng thì chủ sở hữu, người đang quản lý, sử dụng nhà ở, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình phải lập phương án phá dỡ trước khi thực hiện.
  • Không được thực hiện việc phá dỡ nhà ở thuộc khu dân cư trong thời gian từ 12 giờ đến 13 giờ và từ 22 giờ đến 05 giờ, trừ trường hợp khẩn cấp.

Trách nhiệm của chủ sỡ hữu nhà khi phá dỡ nhà cũ 

 

  • Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sử dụng nhà ở có trách nhiệm phá dỡ nhà ở; trường hợp phải giải tỏa nhà ở để xây dựng lại nhà ở mới hoặc công trình khác thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình có trách nhiệm phá dỡ nhà ở.
  • Chủ sở hữu nhà ở tự thực hiện việc phá dỡ nhà ở nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực về xây dựng phá dỡ.
  • Trường hợp phá dỡ nhà chung cư thực hiện theo quy định tại Chương V Luật Nhà ở 2023 
  • Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc phá dỡ nhà ở trên địa bàn.

Phá dỡ công trình cũ cần tuân thủ đúng quy định 

Quy trình phá dỡ nhà cũ 

Trước khi bắt tay vào việc phá dỡ nhà cũ, việc tuân thủ các nguyên tắc an toàn là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những bước cơ bản và quan trọng Diamond Housing cung cấp trong quy trình phá dỡ nhà cũ, giúp đảm bảo việc thực hiện đúng nguyên tắc và hiệu quả:

  1. Đăng ký và lấy giấy phép: Trước khi bắt đầu quy trình phá dỡ nhà cũ, việc xin giấy phép phá dỡ là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng. Điều này đảm bảo rằng công trình sẽ được thực hiện hợp pháp và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn.

Thủ tục xin cấp phép tháo dỡ nhà 

  1. Khảo sát và đánh giá công trình: Việc khảo sát kỹ lưỡng và đánh giá tình trạng công trình sẽ giúp đưa ra phương án phá dỡ phù hợp, đồng thời xác định các yếu tố nguy hiểm và mối đe dọa tiềm tàng.
  2. Bảo vệ khu vực xung quanh: Trước khi tiến hành phá dỡ, việc che chắn khu vực cần thi công là điều cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn cho người dân và các công trình lân cận. Thông báo công khai và cài đặt biển báo an toàn là các biện pháp cần thiết.
  3. Chuẩn bị máy móc và thiết bị: Dựa trên đánh giá công trình, lựa chọn và chuẩn bị các loại máy móc và thiết bị phù hợp như máy ủi, máy xúc, búa phá dỡ và hệ thống bảo vệ lao động.
  4. Thực hiện công việc phá dỡ: Tiến hành phá dỡ công trình theo kế hoạch đã lập trước đó, tuân thủ các quy định về an toàn lao động và môi trường, đảm bảo sự chính xác và hiệu quả trong từng động tác.
  5. Thu gom và tái chế chất thải: Sau khi phá dỡ xong, tiến hành thu gom các vật liệu và chất thải tái chế được để giảm thiểu tác động đến môi trường và chi phí xử lý.
  6. Dọn dẹp và bàn giao mặt bằng: Hoàn thành quy trình phá dỡ nhà cũ bằng việc dọn dẹp khu vực, bàn giao mặt bằng sau khi đã đảm bảo an toàn và sạch sẽ.

Các phương pháp tháo dỡ nhà cũ 

Phương pháp thủ công - phương pháp tháo dỡ nhà cũ với công trình nhỏ 

Phương án phá dỡ nhà cũ thủ công áp dụng đối với các công trình nhỏ, có lối vào chật hẹp và không thể sử dụng được các thiết bị máy móc hiện đại. Đa số các công trình tháo dỡ nhà ở tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,...sẽ áp dụng biện pháp này là chủ yếu bởi các công trình cần tháo dỡ đều nằm trong các ngõ nhỏ.

Với cách này, công nhân sẽ sử dụng búa các kích thước và máy móc loại nhỏ để đập, phá tháo dỡ nhà. Điểm trừ của phương án này đó chính là tiến độ thi công chậm, nhất là các căn nhà cao tầng, dễ phát sinh thêm nhiều khoản chi phí cho gia chủ.

Các ngôi nhà trong ngõ thường sử dụng phương pháp thủ công 

Sử dụng máy móc - phương pháp tháo dỡ nhà cũ với công trình ở vị trí lớn

Phương án sử dụng máy móc để phá dỡ nhà cũ được áp dụng đối với các công trình xây dựng ở vị trí thông thoáng, mặt bằng thuận tiện cho việc di chuyển các trang thiết bị cỡ lớn. Tuy nhiên, để có thể áp dụng phương pháp này cần phải có sự cho phép thi công tại khu vực đó.

Các đơn vị cung cấp dịch vụ phá dỡ nhà sẽ điều động các loại xe chuyên dụng, phục vụ công trình như máy xóc cỡ lớn, có đầu phá bê tông,....Quy trình sẽ được thực hiện từ trên xuống dưới. Đây là biện pháp có nhiều ưu điểm so với phương pháp thủ công, đảm bảo được tiến độ tháo dỡ, tiết kiệm chi phí.

Sử dụng máy móc với các công trình ở vị trí thoáng 

Kết hợp phương pháp thủ công và sử dụng máy móc 

Đây là hình thức tháo dỡ nhà cũ được nhiều đơn vị áp dụng nhất hiện nay. Với các vị trí của căn nhà không sử dụng được máy móc hiện đại thì sẽ sử dụng phương pháp thủ công và vị trí rộng lớn thì sẽ dùng tới các thiết bị máy móc. Hình thức này không chỉ giúp đảm bảo hiệu quả công việc mà tiết kiệm được chi phí đáng kể.  

Xử lý phế liệu xây dựng 

Khi phá dỡ nhà cũ, lượng phế liệu xây dựng thải ra là đáng kể. Vì vậy, phương án xử lý phế liệu xây dựng là rất quan trọng. 

  • Gạch: Sau khi phá dỡ công trình, những viên gạch lành lặn có thể sử dụng để xây các công trình phụ mới, các tường chắn hay công trình công cộng. Các miếng gạch vỡ có thể làm nền móng, vỉa hè, đường đi,…
  • Bê tông: Bê tông vỡ có thể tận dụng để san lấp công trình hay là nguyên liệu sản xuất gạch không nung.
  • Kim loại màu: đây là phế liệu được tái chế nhiều nhất, 100% thép phế liệu được tái chế để tránh lãng phí tại các công trình xây dựng. Các phế liệu kim loại màu khác như nhôm, đồng, chì, kẽm cũng được tận dụng trong xây mới công trình.
  • Nề: nề phế liệu được sử dụng như bê tông cách nhiệt hay gạch đất sét truyền thống.
  • Giấy và bìa các tông: loại phế liệu này chiếm gần 40% chất thải xây dựng. Chúng sẽ được tinh chế lại để tạo thành sản phẩm giấy mới.
  • Nhựa: phế liệu nhựa cần được thu gom riêng biệt và làm sạch, sử dụng trong các sản phẩm liên quan đến mái nhà, sàn nhà, cửa sổ PVC, ống dẫn cáp,…Tại Nhật Bản, nhựa phế liệu được đốt ở nhiệt độ cao và biến thành các hạt siêu mịn gọi là đất nhân tạo.
  • Số lượng chất thải gỗ từ công trình xây dựng chiếm tỉ lệ rất lớn, thông thường, toàn bộ số gỗ dư thừa sẽ được sử dụng dễ dàng cho các dự án xây dựng sau đó sau khi được xử lí và tu bổ.

Phế liệu xây dựng 

Quá trình phá dỡ nhà cũ thường phức tạp, vất vả và tiềm tàng nhiều rủi ro thiếu an toàn. Vì vậy, Diamond Housing khuyên gia chủ nên cân nhắc lựa chọn các đơn vị làm nhiệm vụ này một cách cẩn thận, uy tín để đảm bảo quá trình diễn ra thuận lợi nhất. 

 

 

 

 

 

 

 

Facebook DIVI Homedesign Zalo DIVI Homedesign
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

DIVI Homedesign